Bác sĩ cho em hỏi sao tay chân em thường hay bị mỏi vào ban đêm và có cảm giác nặng tay chân. Khi em ngồi dậy hoặc đứng lâu gân tay chân nổi và rất ngứa. Đây có phải triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch không Bác sĩ. Nếu vào bệnh viện khám thì vào chuyên khoa nào Bác sĩ? Em cảm ơn
ThS. Chu Văn Điểu-Chuyên khoa Thần kinh-Từng làm việc tại Bệnh viện Tâm thần TW
Chào bạn!
Bạn có triệu chứng mỏi và nặng tay chân vào ban đêm, Nếu ngồi và đứng lâu thì gân tay chân nổi lên rõ và rất ngứa. Bạn hỏi các triệu chứng trên có phải là triệu chứng của giãn tĩnh mạch không? Tôi xin trả lời bạn như sau:
Giãn tĩnh mạch chân và tay, đặc biệt là giãn tĩnh mạch chân là bệnh hay gặp ở người lớn tuổi, người béo phì, người làm công việc phải đứng nhiều. Giãn tĩnh mạch là biến chứng của suy van tĩnh mạch. Tức là sau một thời gian bị suy van tĩnh mạch, hiện tượng viêm và ứ trệ tuần hoàn trong lòng tĩnh mạch sẽ làm thành của các tĩnh mạch bị yếu đi và giãn lớn ra. Khi giãn tĩnh mạch nông thường hay gặp và rễ quan sát thấy vì nó nằn ngay dưới da. Tĩnh mạch bị giãn nổi lên ngoằn ngoèo như như những co giun trên bắt cơ tay và chân. Bệnh này cũng có yếu tố di truyền như mẹ có thể di truyền cho con gái.
Bệnh nặng dần theo cấp độ:
– Cấp độ I: Cảm giác nặng chân, tê chân.
– Cấp độ II: Phù chân khi đi lại hay khi đứng nhiều.
– Cấp độ III: Giãn và nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo trên bắp thịt.
– Cấp độ IV: Giãn tĩnh mạch và có thay đổi sắc tố da nhìn sậm màu.
– Cấp độ V: Giãn tĩnh mạch và có vết loét dinh dưỡng ở chân
– Cấp độ VI: Các vết loét dinh dưỡng này điều trị mãi không lành.
Như vậy bạn có thể bị giãn tĩnh mạch ở giữa cấp độ I và II. Vì bạn đã có biểu hiện tê mỏi và nặng tay chân, nếu đứng lâu thì tĩnh mạch nổi lên rõ. Đó là tĩnh mạch nổi lên chứ không phải gân nổi lên như bạn nói đâu. Còn hiện tượng ngứa thì bạn phải đi khám da liễu xem lý do ngứa là gì nhé. Bệnh giãn tĩnh mạch bạn đến khám tại khoa tim mạch, các bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ khám và chỉ định điều trị cho bạn nhé.
Chúc bạn nhanh khỏi bệnh.