Medi là chuyên gia về áp lực từ 1951. Một phương pháp mới điều trị suy tĩnh mạch bằng vớ y khoa đã được LagiMed đưa vào thị trường Việt Nam từ 2004. Kể từ đó, duomedmediven trở thành biểu tượng của phương pháp mới này nhờ đẳng cấp chất lượng của Vớ y khoa Đức “made in Germany”.

cách nhận biết vớ tốt

Dựa vào các điểm dưới đây, bạn có thể tránh được việc mua nhầm vớ kém chất lượng.

1. THÔNG SỐ ÁP LỰC:
Châu Âu: CCL1/CCL2
hoặc Mỹ: 15-20/20-30

– Vớ tốt: Chỉ số áp lực ghi rõ ràng hoặc theo hệ thống Châu Âu (CCL1/CCL2) (hình hộp dưới là “Duomed” sản xuất tại Đức), hoặc theo hệ thống Mỹ (15-20/20-30) (hình hộp trên là “Mediven Sheer & soft” sản xuất tại Mỹ). Không bao giờ ghi cả 2 hệ thống trên một dòng sản phẩm. Đặc biệt là thông số tr

ên tem dán ngoài hộp luôn luôn đồng nhất với thông số trên tem vải trong sản phẩm.
– Vớ kém: Cố tình che giấu thông tin về áp lực; hoặc ghi cả 2 hệ thống chỉ số áp lực trên 1 sản phẩm: tem dán ngoài hộp ghi chỉ số 

của Mỹ (15-20/20-30) nhưng tem vải trong sản phẩm lại ghi theo châu Âu (CCL1/CCL2). Tức là thông số áp lực không đồng nhất giữa tem dán ngoài hộp và tem vải trong vớ. Đã là “made in USA” thì không thể có ký hiệu CCL1/CCL2 trên sản phẩm. Đặc biệt là không có bất kỳ sự quy đổi tương đương nào giữa 2 hệ thông áp lực này. Nếu sản phẩm nào có ghi tương đương, thì đây chỉ là một “trò ảo thuật” để che giấu điều gì đó không tốt, bạn hãy cẩn thận!

Lưu ý quan trọng: Ký hiệu (20-30) trên hộp vớ theo tiêu chuẩn Mỹ không nói lên áp lực thực sự của vớ đó là bao nhiêu. Nó chỉ đơn thuần là ký hiệu loại vớ đó có áp lực nằm trong khoảng 20-30. Áp lực thực sự có đủ 20 hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng vớ, mà chất lượng phụ thuộc nhiều vào xuất xứ hàng hóa (xem mục 1).

Thông tin chỉ số áp lực phải đồng nhất giữa tem vải trong sản phẩm và tem dán ngoài hộp như hình bên dưới. Nếu không đồng nhất, bạn có nghĩ là “hàng thật chính hãng” hoặc “có xuất xứ Âu Mỹ” không? Hay chỉ là một động tác “tân trang vỏ hộp” các sản phẩm cũ có xuất xứ Trung Quốc trước đó của nhà phân phối VN?

2. ĐỘ DỐC ÁP LỰC:

– Vớ tốt: Độ dốc giảm đều từ cổ chân (100%) lên tới đùi (40%), giúp lưu thông máu tốt. Điều trị được phù chân chỉ sau một vài ngày (kiểm chứng thực tế).
– Vớ kém: Độ dốc không đều, cản trở máu lưu thông. Không điều trị được phù chân, không hết bệnh (kiểm chứng thực tế dễ dàng).

3. ĐỘ BỀN VỚ: 6 tháng
– Vớ tốt: Vẫn còn tác dụng điều trị sau 6 tháng, thậm chí hơn 1 năm. Không bị xù lông hoặc giãn nhanh. Chi phí điều trị mỗi ngày thấp.
– Vớ kém: Chỉ sau 2-3 tháng vớ bị giãn hoặc bị xù lông. Như vậy chi phí điều trị mỗi ngày sẽ tăng đáng kể, chưa kể bệnh sẽ nặng thêm do áp lực không đủ tiêu chuẩn điều trị.

4. HƯỚNG DẪN GIẶT VỚ:
– Vớ tốt: Giặt máy hoặc giặt tay với xà bông hoặc bột giặt thông thường. Giặt nước ấm dưới 40°C. Vắt khô bằng máy được. Độ bền vớ vẫn đảm bảo trên 6 tháng với điều kiện giặt giũ như vậy mỗi ngày. Nên giặt mỗi ngày để vớ bền hơn và vớ sạch có áp lực tốt hơn cho ngày hôm sau.
– Vớ kém: Cách giặt cầu kỳ và nâng niu để khỏi làm giãn vớ như: giặt với sữa tắm, dầu gội đầu pha loãng, hoặc giặt xong không được vắt; không được giặt máy, không giặt nước nóng; vài ngày giặt một lần, không được giặt mỗi ngày. Điều này cho thấy vớ chất lượng kém rất dễ bị hư hỏng và giãn nên không còn đủ áp lực điều trị trong thời gian ngắn.