Chân, tay nổi gân xanh ngoằn ngoèo, đi kèm với các dấu hiệu như tê chân, kiến bò, vọp bẻ, chân sưng phù,… rất có thể là biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Giãn tĩnh mạch tay: ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Suy giãn tĩnh mạch tay là bệnh hiếm gặp, nhưng không phải không xảy ra. Bệnh tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, song ảnh hưởng nhiều đến vấn đề thẩm mỹ.
Giãn tĩnh mạch tay biểu hiện rõ nhất ở phần mu bàn tay, với những đường tĩnh mạch nổi lớn (thường gọi là nổi gân xanh), ngoằn ngoèo dưới bề mặt da. Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do tuổi tác. Người bị giãn tĩnh mạch tay thường tự ti, ngại giao tiếp với người ngoài.
Ngày nay, với sự tiến bộ của y học, suy giãn tĩnh mạch tay có thể được điều trị suy tĩnh mạch dứt điểm bằng các phương pháp như dùng laser, xơ hóa…
Đứng ngồi không yên với bệnh giãn tĩnh mạch chân
Giãn tĩnh mạch chân dễ xảy ra hơn so với các bộ phận khác, ảnh hưởng của căn bệnh này lên cuộc sống của người bệnh cũng hết sức nghiêm trọng.
Người bị giãn tĩnh mạch chân thường cảm thấy nặng nề, khó chịu, đau đớn, nhất là vào buổi chiều tối. Chân của bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chân thường nổi gân xanh ngoằn ngoèo.
suy gian tinh mach chan
Nghiêm trọng hơn, biến chứng của bệnh này là sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, các cục máu này có thể gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu và gây tắc mạch chỗ khác, trong đó nguy hiểm nhất là tắc mạch phổi, có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
Các tĩnh mạch giãn to nếu không được lấy bỏ sẽ có nguy cơ tạo lập cục máu đông, gây viêm tĩnh mạch nông huyết khối. Các cục máu đông tạo lập trong lòng mạch có thể bong ra, theo dòng máu trôi ngược lên phổi, làm tắc mạch phổi, nguy cơ tử vong cao.
Ngoài ra, các tĩnh mạch giãn to dần đến một lúc nào đó sẽ bị vỡ khi chấn thương hay va chạm nhẹ, gây xuất huyết, bầm máu. Sự rối loạn biến dưỡng da ở cẳng chân lâu ngày sẽ dẫn đến chàm, tăng sắc tố da và loét chân do ứ đọng. Tình trạng loét chân do tĩnh mạch là một biến chứng rất khó điều trị.