Medi là chuyên gia về áp lực từ 1951. Một phương pháp mới điều trị suy tĩnh mạch bằng vớ y khoa đã được LagiMed đưa vào thị trường Việt Nam từ 2004. Kể từ đó, duomedmediven trở thành biểu tượng của phương pháp mới này nhờ đẳng cấp chất lượng của Vớ y khoa Đức “made in Germany”.

MANG VỚ LÚC NÀO?

11. Mang vớ y khoa lúc nào trong ngày?
– Mang vớ vào ban ngày, lúc đi làm, lúc tập thể dục, lúc đi tàu, xe, máy bay… Nên mang vớ ngay khi thức dậy, càng sớm càng tốt. Chỉ cởi vớ ra trước khi đi ngủ để đảm bảo tĩnh mạch được bảo vệ trong suốt thời gian đứng. Khi nằm, do chân ngang với tim nên không cần mang vớ vì không bị ứ máu.

12. Chân tôi đang bị phù, có nên mang vớ liền hay đợi đến khi hết phù mới mang vớ?
– Bác sĩ sẽ loại trừ phù do tắc mạch trước khi cho bạn mang vớ. Nếu có tắc mạch thì phải nằm viện và xử lý cho thông chỗ tắc (có thể sẽ mổ). Nếu phù do suy tĩnh mạch, không có tắc mạch, bạn vẫn có thể mang vớ bất cứ lúc nào, ngay cả khi đang bị phù chân. Tuy nhiên, nếu phù quá nặng, thường phải nằm viện và dùng băng thun quấn, sau khi bớt phù thì có thể mang vớ. Tốt nhất là mang vớ vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy để bảo vệ tĩnh mạch suốt ngày.

13. Tôi không thể đi bộ vì đi sẽ làm đau chân hơn, nhưng bác sĩ khuyên nên đi bộ mỗi ngày, vậy có nên mang vớ lúc đi bộ không?
– Nếu bạn đã bị suy tĩnh mạch thì phải mang vớ y khoa cả ngày, kể cả lúc tập luyện đi bộ hay chạy bộ. Vớ y khoa sẽ làm chân bạn không bị ứ máu, do đó bạn sẽ không còn đau chân khi đi bộ. Nếu không mang vớ, bạn càng đi bộ thì thấy càng đau do máu bị ứ đọng ở chân ngày càng nhiều, đến lúc bạn không thể đi bộ được nữa, thậm chí nghỉ cũng không thấy bớt đau. Điều đó cho thấy nếu chỉ uống thuốc sẽ không giải quyết được tình trạng ứ đọng, mà phải mang vớ y khoa.